Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

4 điều đáng sợ nhất về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lúc thời tiết chuyển mùa. Đây là bệnh dễ điều trị, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ dễ xuất hiện các biến thể nguy hại. Viêm đường hô hấp ở trẻ có hai loại: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.

 

Đường hô hấp gồm có bề mặt niêm mạc của mũi, các xoang cạnh mũi, họng, vòi nhĩ tai giữa, nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, tiêu phế quản và phế nang. Về mặt lâm sàng, chúng ta thường phân biệt giữa đường hô hấp trên gồm tất cả các bộ phận ở phía trên thanh quản và đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản và các bộ phận của phổi. Mỗi khi vực này bị viêm nhiễm đều biểu hiện bằng một hội chứng lâm sàng riêng.

viem-mui-o-tre-em

  1. Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc viêm đường hô hấp.

Theo thống kê, bệnh viêm đường hô hấp chiếm tỷ lệ 30 – 50% trong số các bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, nhỏ yếu, chăm sóc không chu đáo, sức đề kháng kém càng dễ mắc phải. Hằng năm có hàng triệu trẻ em trên thế giới mắc bệnh. Nguyên do cho vấn đề này là vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.

  1. Nếu nguyên nhân do virus, kháng sinh không hề có tác dụng và hậu quả khôn lường

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các virus là thủ phạm chủ yếu cho chứng bệnh trên. Các virus điển hình như Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV … Nhóm virus này cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng và gây bệnh cho con người. Chúng xâm nhập vào niêm mạc, nhân bản rồi phá hủy, tiếp tục lây sang cho tế bào bên cạnh.

Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi do đó, nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều cơ thể sẽ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn hơn. Thật vậy, nếu khi trẻ bị viêm đường hô hấp do virus, các mẹ lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh vừa không có tác dụng chữa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ vừa có thể gây thêm các bệnh tiêu chảy, dị ứng, nổi mề đay, loét miệng, loét bộ phận sinh dục.

phong-benh-viem-duong-ho-hap-o-tre

Ngoài ra, với đặc điểm cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên có một số kháng sinh không được dùng cho trẻ em và có thể để lại hậu quả khôn lường. Clotamphenicol có thể gây hội chứng xanh xám cho trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non. Đứa trẻ bị xanh tái dần rồi trụy tim mạch và chết. Cloramphenicol còn gây ngộ độc cho tủy xương, nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phuc. Tetraxycin không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi vì thuốc này làm chậm phát triển xương, làm cho răng vàng nâu vĩnh viễn. Nó còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh. Kháng sinh nhóm aminozit như streptomycin, gentamycin dùng cho trẻ sơ sinh dễ gây điếc. Các loại sulfonamide như Bactrim không nên dùng cho trẻ nhỏ, dễ gây vàng da và độc với thận.

Thêm nữa, khi tự ý sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ bị viêm đường hô hấp có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc. Theo nghiên cứu năm 2011 của Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh đều đã ở trên 50%. Từ đó, trẻ có thể tái mắc chủng khuẩn trước đó hoặc các chủng vi khuẩn mới mạnh hơn, độc tính cao hơn và chưa có thuốc điều trị.

  1. Hít phải khói thuốc lá làm trẻ bị viêm đường hô hấp

Ngoài nguyên nhân từ virus, nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở bé có thể đến từ bị cảm lạnh do thời tiết đột ngột cơ thể không thích ứng được, hay do cơ thể hít phải chất độc hại trong môi trường thuốc lá, bụi bẩn trong không khí, các tác động của hóa chất. Người thân trong gia đình hút thuốc lá nhiều, có thể khiến con em họ bị viêm đường hô hấp.

tre-bi-viem-hong

  1. Các biến chứng nghiêm trọng

Trẻ có thể tử vong do đồng nhiễm bệnh đường hô hấp trên và dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Biến thể hay gặp của bệnh viêm đường hô hấp trên là bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ như viêm phổi. Ngoài ra, còn có những biến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm cầu thận, thấp khớp cấp, viêm tim.

Trên đây là những điều đáng sợ nhất về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em các mẹ cần chú ý trước khi để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

anh 2

Nguồn: Tổng hợp

Các bình luận

Bình Luận

To Top