Trong quá trình mẹ cho con ăn dặm sẽ có rất nhiều thứ phát sinh ngoài ý muốn khiến mẹ lo lắng, đặc biệt đây là lần đầu tiên mẹ được làm mẹ, được chăm sóc thiên thần bé nhỏ. Những bỡ ngỡ khi con không ăn và quấy khóc, con chậm tăng cân mẹ lo lắng. Dù giữ thiên chức của một người mẹ nhưng những kiến thức mẹ vẫn cần trau dồi, học hỏi để hiểu con, chăm con thật tốt.
Vì sao con chậm tăng cân?
Sữa bổ sung dưỡng chất nhưng không được pha đúng công thức
Ngày trước mẹ nghe kinh nghiệm từ bà nói rằng sữa sẽ gây táo bón cho con nên không pha đặc. Tuy nhiên, sữa pha loãng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để con có một nền tảng sức khỏe tốt, ngược lại còn gây hại cho con vì phải hấp thu vào cơ thể một lượng nước nhiều hơn mức trung bình. Những ông bố bà mẹ cần phải pha sữa đúng theo công thức mà các chuyên gia đã khuyên dùng trên vỏ hộp để bé có thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất.
Bé sinh non cũng là một nguyên nhân gây ra thể trạng kém phát triển về sau
Với các bé sinh non từ tuần thứ 34 đến 37 trong thai kỳ được xem là sinh non ở mức nhẹ. Khi trào đời bé sẽ gặp một số khó khăn khi bú sữa mẹ, đó là lý do mà cơ thể yếu hơn và thời gian đầu dù mẹ có chăm tốt thì cơ thể bé vẫn chưa thể phát triển như những bé bình thường. Nếu gặp trường hợp sinh non thì nên cho con duy trì bú sữa mẹ qua 6 tháng đầu vì ở thời điểm này hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chưa thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Trong trường hợp bé không thể bú như bình thường thì cần cho con ăn bằng ống tiêm nhỏ từng giọt hoặc sử dụng thìa mớm cho con.
Bé không được cho bú thường xuyên
Khi con còn sơ sinh, mẹ cần cho bú từ 8 đến 12 lần trong một ngày, trung bình mỗi lần kéo dài khoảng 2,5 tiếng. Với trẻ mới sinh, con ngủ rất nhiều, mẹ cần thường xuyên đánh thức con dậy để bú cho đủ số lần. Nếu như con không được bú đều đặn thì cả hai mẹ con cùng bị ảnh hưởng. Tuyến sữa của mẹ không được kích thích tiết sữa, bé không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và dần dần không có hứng bú.
Giun “ở ké”
Giun sống nhờ trong đường ruột của con sẽ gây ra tác động xấu tới việc hấp thu dinh dưỡng của bé. Từ đó dẫn tới tình trạng con chậm tăng cân. Nếu thấy có biểu hiện của việc con đang chậm lớn cha mẹ cần đưa con tới các cơ quan dinh dưỡng để thăm khám kịp thời, loại bỏ giun ra khỏi đường ruột bé. Chỉ cần hết giun con sẽ lại khỏe mạnh và tăng cân bình thường.
Mẹ cho con ăn nhiều chất đạm
Việc bé ăn nhiều chất đạm sẽ khiến cho gan, thận hoạt động quá công suất trung bình, điều này khiến các độc tố không được đào thải triệt để sinh ra chán ăn và táo bón ở trẻ.
Mẹ chỉ dùng nước hầm xương cho con
Mẹ thường chủ quan nghĩ là khi hầm xương thì chất dinh dưỡng đã ra nước hoàn toàn. Tuy nhiên, việc nước xương chỉ có tác dụng tạo vị ngon ngọt cho món ăn, dinh dưỡng vẫn chứa rất nhiều trong phần xác thịt và xương. Vậy nên, khi nấu ăn cho con mẹ cần dùng hết cả phần thịt lẫn nước để cung cấp tối đa lượng dưỡng chất cho con.
Mẹ làm biếng cho con ăn cháo vỉa hè
Các mẹ nên tự nấu cháo cho bé ăn là tốt nhất, vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng, vừa an toàn cho con. Vì ngoài hàng, mẹ không thể kiểm soát được người nấu có thêm các chất phụ gia có hại có sức khỏe của bé hay không.