Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

Các Bệnh Thường Gặp ở Trẻ Vào Mùa Mưa Và Cách Phòng Tránh

Khí hậu thay đổi, hiệu ứng nhà kính tăng cao, đặc biệt những ngày này mưa nắng thất thường, nhiệt độ lúc lên cao khi xuống thấp,…sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Với những bé có hệ miễn dịch kém, các mẹ lại phải càng cẩn trọng. Những bệnh giao mùa dễ gặp ở trẻ có thể kể đến như: Hen suyễn, viêm phếquản, ho gió, ho khan, sốt virus…

Dưới đây Immukid sẽ chỉ cho các mẹ những loại bệnh con dễ mắc trong mùa mưa và cách phòng bệnh, các mẹ hãy lưu ý để bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh nhé.

viem-phe-quan-o-tre-em

 

  • Bệnh viêm tiểu phế quản

Đây là loại bệnh bé rất dễ mắc phải vào mùa mưa. Ban đầu, trẻ sẽ có những triệu chứng chảy nước mũi và sổ mũi liên tục. Những biểu hiện bệnh này kéo dài trong vài ngày, khiến bé biếng ăn và có thể sốt nhẹ. Sau đó sẽ là những triệu chứng trẻ khó thở, ho khò khè. Mẹ sẽ thấy trẻ bú khó hơn vì thanh quản đau làm bé không mút và nuốt dễ dàng được. Với những trường hợp tương đối nhẹ thì bệnh sẽ hết trong từ 1 tới 3 ngày. Với những bé bị nặng diễn tiến bệnh sẽ kéo dài hơn. Thông thường những trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi sẽ dễ gặp biến chứng bệnh sang suy hô hấp.

Xem thêm về viêm phế quản ở trẻ

Đặc biệt với trẻ nhỏ và trẻ sinh non có thể thở không đều hoặc ngưng thở, đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh suy hô hấp. Triệu chứng này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến đột tử ở trẻ. Tùy từng trường hợp trẻ sẽ cần phải thở oxy, điều chỉnh thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và hỗ trợ hô hấp bằng điều trị vật lý.

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng chống các bệnh về đường hô hấp, các mẹ cần cho trẻ bú tự nhiên đầy đủ từ khi mới sinh tới 2 tuổi để giúp bé có một hệ miễn dịch hoàn chỉnh và khỏe mạnh. Trong thời gian này, mẹ cần quan tâm tới những thực phẩm có giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ quả.

Đến tuổi ăn dặm của bé, những bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau: Đạm, tinh bộ, rau, dầu thực vật. Thường xuyên vệ sinh khoang mũi miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl từ 0,9%. Mẹ hãy rửa tay trước khi chăm sóc bé nhé.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

 

  • Bệnh chân tay miệng (CTM)

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường dễ mắc bệnh này và có nhiều khả năng lây lan rất nhanh, dễ chuyển biến thành dịch bệnh. Đây là loại bệnh do 2 loại virus gây ra có tên khoa học là Enterovirus 71 và Coxsackievirus. Khi thành dịch bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác rất dễ dàng thông qua các chất tiết dịch mũi, miệng, nước bọt hay phân của trẻ hay qua tay các cô bảo mẫu chăm trẻ.

Biện pháp phòng bệnh

Hiện nay thì các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra vắc-xin phòng bệnh và cũng chưa có một loại thuốc nào điều tri bệnh hiệu quả. Do đó mà một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất là cả gia đình cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ, đặc biệt với các bé, bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước đang chảy. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé và giữ cho nhà cửa thoáng khí, gọn gàng, sạch sẽ. Ăn chín uống sôi và khử vi khuẩn trong không khí. Cách ly với người bệnh cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn (trung bình từ 7 đến 10 ngày).

Nếu mẹ phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần tìm hiểu và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé nâng cao sức khỏe, thường xuyên theo dõi và quan sát biểu hiện bệnh để đưa bé tới các cơ sở y tế một cách kịp thời. Biểu hiện của bệnh CTM lúc mới phát bệnh trẻ sẽ thường nổi ban, ho khan, sốt nhẹ…giống với triệu chứng nhiễm virus thông thường tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ diễn tiên nhanh dẫn tới nguy kịch.

cum

  • Cảm cúm

Thời tiết chuyển giao bất thường, ngày mưa ngày nắng kèm theo nhiệt độ tăng giảm cơ thể không kịp thích nghi sẽ dễ dẫn tới cảm lạnh và chuyển thành bệnh cảm cúm ở người lớn, đặc biệt ở trẻ khi hệ miễn dịch còn đang dần hoàn thiện. Đây là loại bệnh truyền nhiễm do nhiều virus khác nhau gây nên. Khi mắc cảm lạnh và cảm cúm trẻ sẽ có những biểu hiện như: sổ mũi liên tục, hắt hơi, ho, chảy nước mũi,… Bệnh thường dễ lây lan trong không khí và khi tiếp xúc.

Biện pháp phòng bệnh

Để ngăn ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ, các bậc cha hãy luôn cẩn thận chuẩn bị áo mưa cho bé khi ra khỏi nhà, không nên để người bị ướt quá lâu trong nước mưa. Các mẹ cũng có thể tăng cường sức khỏe cho bé bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn, đặc biệt với các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa, hoa quả giàu Vitamin C,… Mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc, uống đủ nước, đặc biệt khi nhiễm lạnh nên cho bé uống nước gừng tươi để làm ấm cơ thể ngay tức khắc.

tam-hay-lau-mat-deu-khong-co-tac-dung-ha-sot-1

 

  • Sốt siêu vi

Cũng như bệnh chân tay miệng, sốt siêu vi hiện cũng chưa có thuốc đặc trị. Khi trẻ phát bệnh các mẹ cần chườm mát cho bé để hạ nhiệt, cho bé uống thuốc hạ sốt. Mẹ cần rất lưu ý kháng sinh không hề có khả năng chống lại virus siêu vi. Mẹ nên cho bé uống nước bù và ăn các món ấm nóng, nhiều nước như cháo và xúp…

Xem thêm về Chăm sóc bé bị sốt vi rus

Sốt siêu vi là loại bệnh cấp tính, thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Khi chăm bé mẹ hãy lưu ý quan sát các biểu hiện bệnh để kịp thời đưa bé tới các cơ sở y tế khi bệnh trở nặng.

Cover-muoi-dot

 

  • Sốt xuất huyết

 

Mùa nóng, mưa nhiều là mùa muỗi sinh sôi nảy nở. Từ đó các bệnh truyền nhiễm do muỗi mang bệnh sẽ phát triển nhanh, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Nếu nhẹ bệnh sẽ chỉ gây chảy máu chân răng, chảy máu cam, bệnh trở nặng khiến bé nôn ói ra máu, xuất thuyết dưới da, tiểu tiện ra máu… Nặng hơn sẽ gây là sốc ở trẻ với biểu hiện như: chân tay lạnh ngắt, trẻ lừ đừ, mạch đập yếu hoặc không thể nhận ra mạch. Cứ như thế sẽ dẫn tới tình trạng hôn mê sâu gây ra nguy cơ tử vong nếu chưa trị không kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là chống muỗi và diệt muỗi. Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, hãy đậy kín các lu chứa nước để muỗi không thể sinh sôi nảy nở. Nên cho trẻ đi ngủ nằm màn. Sử dụng bình xịt muỗi.

  • Các bệnh về da

Những bệnh về da dễ gặp trong mùa , nhất là khi đường phố liên tục ngập nước trong những ngày mưa, thường là bệnh ăn chân, mụn mủ trên da, viêm ké, viêm nang lông…

  • Các bệnh về đường tiêu hóa

Kiết lị, tiêu chảy, sốt thương hàn

Biểu hiện của kiết lỵ là đi tiêu nhiều lần trong một người nhưng lượng phân ít, thường kèm theo máu và đàm. Trẻ thường sẽ bị đau bụng, mót rặng, suy kiệt sức. Bệnh kiết lỵ nặng dân gian gọi là “kiết lỵ sấm sét”, trẻ có thể tử vong trong vòng 24h.

Tiêu chảy là bệnh bé có beieur hiện đi tiêu trên 4 lần trong 1 ngày, phân lỏng. Bệnh nguy hiểm ở chỗ gây ra cho trẻ tình trạng mất nước và mất nhiều các chất điện giải. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể suy kiệt rất nhanh nếu như không được điệu trị kịp thời.

Sốt thương hàn có nhưng biểu hiện rất nguy hiểm: trẻ sốt liên miên, kéo dài trong nhiều ngày, trẻ mất dần ý thức trở nên lừ đừ, mệt mỏi, vật vã và rơi vào trạng thái hôn mê hoàn toàn,… Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới tử vong.

Sốt thương hàn cũng là một bệnh rất nguy hiểm: bệnh gây sốt liên miên, kéo dài nhiều ngày, dần dần làm cho trẻ trở nên lừ đừ, vật vã, và tiến tới hôn mê hoàn toàn,… Một số trẻ đến chữa trị quá trễ cũng đã không thể cứu được.

Nguồn: Tổng Hợp

Các bình luận

Bình Luận

To Top