Biểu hiện chủ yếu là ở vùng tay-chân-miệng nổi mụn nước, loét, phát ban.
– Do virus gây ra, lây lan trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống, tiếp xúc với phân, dịch tiết của trẻ bị bệnh(dịch mũi, họng, nước bọt) hoặc gián tiếp qua không khí, đồ chơi, bàn tay người chăm sóc nhiễm virus… Thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng yếu, do vấn đề vệ sinh như trẻ hay ngậm tay, đi vệ sinh bừa bãi), hoặcdo môi trường nhà trẻ dễ dàng tích tụ và lây lan bệnh.
– Bệnh diễn ra quanh năm, thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa, đặc biệt mùa hè và mùa thu, dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
– Bệnh chân tay miệng có nhiều mức độ nặng và nhẹ. Với mức độ nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà khi có tổn thương ở da đi kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt. Tuy nhiên bệnh chân tay miệng có biến chứng thường gặpnhất là mất nước, nếu mất nước nghiêm trọng thì bé sẽ cần được truyền dịch để bù nước và điện giải.Không những thế, tay chân miệng thậm chí còn là có thể dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
– Thời kì ủ bệnh thường từ 3-6 ngày. Ban đầu khởi phát bệnh, trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, chảy nhiều nước miếng, biếng ăn, mệt mỏi khó chịu.
– 1-2 ngày sau khi sốt, trẻ bắt đầu xuất hiện vết loét ở miệng, họng gây đau.
– Nổi ban đỏ lòng bàn tay, lòng bàn chân,mông sau 1-2 ngày tiếp theo.
– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
***Dấu hiệu nặng:
– Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ
– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
– Khó thở
– Rối loạn ý thức: biểu hiện sớm là trẻ ngủ gà, chậm chạp.
– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng.
– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….
Điều trị bệnh chân tay miệng
Bệnh chân – tay – miệng do virus gây nên, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Hạ sốt, giảm đau nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C( theo chỉ định của bác sỹ, cha mẹ tránh tự ý dùng thuốc cho trẻ).
– Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bao gồm răng miệng, chân tay và những vị trí xuất hiện vết phát ban hoặc lở loét.Tuyệt đối không kiêng tắm.Tắm nhẹ nhàng tránh làm vỡ vết mụn nước gây bội nhiễm.
– Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin A, kẽm và các loại dưỡng chất khá để giúp những vết loét mau lành hơn.
– Cho trẻ uống nhiều nước tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
– Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống của trẻ; vệ sinh ăn uống, đồ chơi…
– Thức ăn dành cho trẻ mắc bệnh cần được nấu mềm lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa… Không cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá nhiều gia vị cay nóng mặn,vv…
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần lưu ý gì?
– Cách ly
Bệnh chân tay miệng có tính chất dễ lây lan vì vậy khi bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh, đặc biệt với các bé khác.
– Không ăn thức ăn đặc, cay, nóng…
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Vì vậy mẹ không nên kiêng giảm ăn, cho bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu.
Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không ép trẻ ăn
Khi con biếngăn mẹ không nên ép vì sẽ khiến trẻ sợ hãi. Thay vào đó có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại. Mẹ cũng chú ý cho con ăn thêm nhiều hoa quả trái cây để tăng cường vitamin. Với các bé đang bú mẹ thì cần cho bé bú nhiều cữ trong ngày.
– Không kiêng tắm
Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.
– Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bé mắc bệnh sẽ thường đau nên hay quấy khóc không chịu ngủ. Vì vậy mẹ cần dỗ dành, an ủi để bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi mới nhanh chóng lành bệnh. Theo dõi các dấu hiệu để theo sát tiến triển của bệnh.
Phòng bệnh tay chân miệng?
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
– Vệ sinh môi trường sống, nhà cửa thông thoáng.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
BS: Thiên Hương
Để được tư vấn các bệnh về đường hô hấp ở trẻ các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline 0979 291 920 hoặc tổng đài 18001004
Để mua sản phẩm tăng đề kháng Immukid new, các mẹ thực hiện như sau:
- Hỏi mua tại các nhà thuốc có phân phối sản phẩm tại đây
- Gọi tới tổng đài tư vấn và CSKH 18001004
- Điền vào form thông tin đặt hàng
- Liên hệ trực tiếp Fanpage Chăm sóc bé yêu
Immukid New phối hợp Thymomodulin và Immune path – IP giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng với vi khuẩn, vi rus giúp TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG – GIÚP TRẺ PHÒNG BỆNH