Con của mẹ hay bị ốm vặt quá! Mẹ lo lắng, băn khoăn nhiều không rõ nguyên nhân và làm sao để phòng tránh bệnh cho con. Mẹ cần tiếp tục trau dồi thêm kiến thức để hiểu con và chăm con tốt hơn nữa.
Việc đầu tiên mẹ cần biết để con khỏe mạnh hơn: Mẹ con mình hãy thỏa thích tìm hiểu cuộc sống, cùng vui đùa với môi trường ngoài kia để hệ miễn dịch của con “tập tành” miễn dịch thôi. Con rồi cũng sẽ lớn, mẹ không thể bao bọc con quá nhiều. Hôm nay, hãy cũng các bà mẹ của Immukid bắt bệnh bé hay bị ôm vặt nhé!
Nguyên nhân khiến bé hay ốm vặt.
- Lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất non nớt, đặc biệt nếu cha mẹ quá bao bọc, hệ miễn dịch của bé sẽ không có khả năng thích ứng và phát triển để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường. Khi bé mới sinh sẽ nhận được lượng kháng thể cho hệ miễn dịch từ sữa của mẹ gọi là “miễn dịch thụ động”. Dần dần trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của bé sẽ được hoàn thiện. Bởi vậy mà trước tác động của môi trường bên ngoài mà bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh, mẹ còn băn khoăn điều gì mà không sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ .
- Hệ tiêu hóa đang trong quá trình trưởng thành nên chưa đủ lượng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và men tiêu hóa nên chưa đủ khả năng hấp thu toàn bộ những dưỡng chất hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là với những bé sinh non.
- Trẻ hay ốm vặt do cha mẹ lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh hiện nay luôn là lựa chọn số một mà các bác sỹ rất mạnh tay kê trong đơn thuốc kể là chữa bệnh cho người lớn hay trẻ con. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kháng sinh đối với việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh đồng thời cũng “diệt” cả lợi khuẩn có trong ruột khiến rối loạn khuẩn ruột. Các chuyên gia chỉ ra rằng có đến 70% các tế bào miễn dịch được tạo ra ở các hạch bạch huyết tại thành ruột. Mất đi lượng vi khuẩn có lợi này chắc chắn cơ thể bé sẽ mất đi khả năng kích thích miễn dịch. Đó là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công cơ thể bé và gây ra nhiều bệnh khác nhau.
- Không tập cho bé thói quen rửa tay
Đang tuổi ăn tuổi chơi nên người bé thường xuyên lấm bẩn đặc biệt là bàn tay. Bé lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng nên nếu cha mẹ không chú ý tập cho trẻ có thói quen rửa tay sạch sẽ thì bé sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể. Một số bệnh sẽ mắc ở trẻ nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ: viêm đường hô hấp cấp, bệnh chân tay miệng, bệnh cúm, tiêu chảy cấp… Theo một nghiên cứu chỉ ra thì có đến hơn 74% các mẹ đang cho con bú dưới 5 tuổi không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cho con ăn hoặc bé mẹ.
- Khẩu phần ăn của bé thiếu những vi chất dinh dưỡng
Hiện nay đa số các bà mẹ chuẩn bị bữa ăn cho con rất cảm quan không hề có hiểu biết về cân bằng dinh dưỡng. Trong khi đó mỗi bữa ăn lại cung cấp cho con hầu như các dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển khỏe mạnh. Thông thường các bệnh lý do thiếu vi dưỡng chất ở bé sẽ được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thiếu khoảng chất
Nhóm tiếp theo là thiếu sắt, kẽm, selen (khoáng chất), thường hay xảy ra ở những bé độ tuổi ăn dặm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do trẻ ăn thịt, cá hoặc trẻ hay ăn nhả bã, hoặc cũng có thể do trẻ không chịu ăn rau, trái cây. Thiếu sắt nặng trẻ có thể bị thiếu máu. Các bệnh nhi thiếu kẽm, selen thường có miễn dịch kém. Bé hay chán ăn, mệt mỏi, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, viêm da, lở miệng.
- Nhóm thiếu Vitamin
Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ miễn dịch của trẻ, nếu thiếu đi vitamin này sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng tự bảo vệ của bé.
Ngoài ra nhóm vitamin thiết yếu khác cần phải kể tới đó là: Vitamin B,C. Vitamin B hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, vitamin C tham gia vào tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh và chống chọi lại với bệnh tật do virus, vi khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm đường hô hấp…
Cách phòng tránh ốm vặt ở trẻ
- Để hỗ trợ bé có một nền tảng hệ miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia của tổ chức WTO khuyến khích các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
- Các mẹ nên tập cho con có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa.
- Không nên cho bé ở cạnh người đang ốm, người bệnh…
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi bé mới chỉ có các triệu chứng như xổ mũi, hắt hơi, ho thông thường.
- Đặc biệt các mẹ hãy đảm bảo cho bé luôn ngủ đủ giấc, chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống đủ nước.
Các mẹ hãy tham khảo thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng cho trẻ .