Sức khỏe của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ông bố bà mẹ. Trước khi chuyển giao mùa hay trước mỗi lần dịch bệnh xuất hiện, mọi người đều lo lắng việc trẻ có bị lây nhiễm hay không, làm sao để trẻ an toàn, khỏe mạnh và không bị ốm. Cách tốt nhất để giúp bé an toàn trước những mối nguy hại ấy chính là nâng cao sức đề kháng cho bé.
Dưới đây là những điều mẹ nên biết để tăng sức đề kháng cho trẻ. Thứ nhất là nâng cao sức đề kháng cho trẻ ngay từ thời kỳ mang thai.
Dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của trẻ sau này. Vì vậy các mẹ hãy tích cực bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết và loại bỏ những nguy cơ gây hai cho dinh dưỡng của trẻ nhé. Đặc biệt là đừng tiếp xúc với bia rượu và khói thuốc lá. Bé sẽ thật khỏe mạnh khi mẹ quan tâm đến bé ngay từ thai kỳ.
Thứ hai, nếu có thể, mẹ hãy sinh thường mẹ nhé. Khi bé chui ra từ âm đạo của mẹ, bé nuốt được một lượng lớn vi sinh vật có lợi. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, nơi chứa hơn 70% tế bào miễn dịch của toàn cơ thể, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, sinh thường là cách tuyệt vời để mẹ tặng hệ miễn dịch ngay khi bé chào đời. Vậy nên, mẹ cố lên.
Thứ ba là sữa non.
Sữa non là được tiết ra trong 3 – 5 ngày đầu sau khi sinh của mẹ. Mẹ đừng để bé bỏ lỡ những dòng sữa tinh khiết đầu tiên này nhé. Sữa non chứa các yếu tố miễn dịch chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên và các chất sinh trưởng quan trọng mà một em bé cần phải có để tự bảo vệ mình chống lại các bệnh mà bé phải tiếp xúc và hỗ trợ em bé phát triển.
Thứ tư, mẹ đừng quên tiêm chủng cho em bé.
Tiêm chủng là một phương pháp tăng sức đề kháng cho bé. Bé sẽ được tập dượt khả năng chống lại cơ chế lây nhiễm của các bệnh nguy hiểm. Hệ miễn dịch của bé sẽ khỏe mạnh hơn nhờ thực hành với vacxin, từ đó, bé sẽ có thể thoát khỏi những căn bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan …
Thứ năm, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ là lựa chọn tốt cho việc nâng cao sức đề kháng cho em bé của bạn.
Khi mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé không chỉ phát triển toàn diện còn khiến các nhân tố gây bệnh khó tấn công hơn và khả năng phục hồi khi ốm cũng nhanh hơn. Điều này, mẹ có thể quan sát những em bé xung quanh. Những em bé ăn tốt, ăn được nhiều loại thức ăn sẽ thường ít ốm vặt hơn những ém bé kén ăn và biếng ăn. Mẹ thấy tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng đầy đủ không nào?
Sữa chua là một lựa chọn thông minh của các mẹ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đường tiêu hóa tập trung hơn 70% tế bào miễn dịch của cơ thể, nên để tăng sức đề kháng cho trẻ em , không thể bỏ qua sữa chua. Điều này còn được một nghiên cứu chứng nhận những bé dùng sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai, viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng.em
Các loại rau có màu đậm, cùng các loại rau củ quả khác như: nấm, hành tỏi, súp lơ, trái cây họ cam, chanh, quýt, khoai lang, củ cải, cà chua, cà rốt, đậu trắng, đậu xanh, quả óc chó … đều là những thực phẩm làm tăng cường sức đề kháng của trẻ mẹ nên biết. Ngoài ra, thịt nạc và hải sản lành tính cũng giúp khả năng đề kháng của trẻ được nâng cao. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng hải sản có vỏ cho trẻ dưới 1 tuổi.
Thứ sáu là cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh.
Nhiều mẹ luôn nghĩ rằng giữ trẻ không tiếp xúc với bên ngoài sẽ bảo vệ được trẻ. Tuy nhiên, các mẹ nên thay đổi ngay vì trẻ sẽ thích nghi với môi trường và tăng sức đề kháng khi được tiếp xúc với bên ngoài thường xuyên và nếu ít được tiếp xúc, em bé sẽ dễ ốm đó mẹ à.
Thứ bảy là không tự ý dùng thuốc kháng sinh.
Tác hại đầu tiên phải kể đến là khi tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng vi sinh vật trong đường tuột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Điều thứ hai kinh khủng hơn là khi sử dụng tùy ý thuốc kháng sinh khiến bé phải cần liều cao kháng sinh và thậm chí là kháng thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Thứ tám là sử dụng men vi sinh và thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ.
Men vi sinh giúp dinh dưỡng và hệ vi sinh vật cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chức năng vừa góp phần bổ sung dinh dưỡng và các chất cần thiết cho trẻ vừa góp phần hỗ trợ làm giảm rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày.
Những điều trên mẹ có biết và đang làm không?