Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

Những lưu ý về bệnh đường hô hấp trên của trẻ

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với những trẻ có đường thở ngắn, hẹp thì mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhiễm hơn.  Theo một số thống kê thì tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ cũng là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

Sau đây là các bệnh viêm đường  hô hấp trên ở trẻ  khi thời tiết chuyển mùa:

Viêm-tiểu-phế-quản-ở-trẻ-em

Viêm họng cấp tính

Viêm mũi họng là bệnh trẻ có thể mắc phải quanh năm nhưng thường xuyên dễ thấy nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang hanh khô và se lạnh.  Viêm họng cấp ở trẻ phần lớn là do virus cúm gây ra, số ít còn lại là do vi khuẩn.

Triệu chứng: Trẻ sẽ bị đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Nếu không chữa kịp thời bệnh hay bị biến chứng sang viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi có triệu chứng sốt cao, trẻ li bì, ho khoảng từ 2 ngày không thuyên giảm

Viêm VA

Bệnh này thường xảy ra với trẻ khoảng 6-7 tháng  đến 4 tuổi. Biểu hiện của bệnh là trẻ bị sốt trên 38 độ c, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng những ngày sau thường chảy mũi nhầy kèm theo ho. Một số trẻ có thể thấy mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc. Cha mẹ cần điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp không khó phát hiện. Biểu hiện: trẻ mệt mỏi, kém ăn, sốt 39º-40˚C. Trẻ lớn kêu đau họng, có khi kêu đau lên tai khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay nôn. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi. Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to, hơi thở hôi. Thường sau khởi phát 3-4 ngày, bệnh nhi hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa.

Viêm thanh quản cấp

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ. Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở trẻ em đây là báo hiệu của một bệnh như sởi… Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Trường hợp nhẹ có thể theo dõi và xử trí tại nhà, cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích, cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

Viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí – phế quản cấp)

Viêm khí – phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời… Biểu hiện ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm. Khi ho, trẻ lớn có thể kêu đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt nhẹ, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho, sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Nguyên nhân thường do virut gây ra, một số trường hợp do vi khuẩn.

Xử trí: Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, dùng các thuốc ho, thuốc long đờm, kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ở trẻ nho,̉ cần theo dõi tình trạng có thể nặng như khó thở và suy hô hấp.

Nguồn: Tổng hợp

Để được tư vấn các bệnh về đường hô hấp ở trẻ các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline 0979 291 920 hoặc tổng đài 18001004

Để mua sản phẩm tăng đề kháng Immukid new, các mẹ thực hiện như sau:

  1. Hỏi mua tại các nhà thuốc có phân phối sản phẩm tại đây 
  2. Gọi tới tổng đài tư vấn và CSKH 18001004
  3. Điền vào form thông tin đặt hàng
  4. Liên hệ trực tiếp Fanpage Chăm sóc bé yêu

điểm bán fb

Immukid New phối hợp Thymomodulin và Immune path – IP giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng với vi khuẩn, vi rus giúp TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG  – GIÚP TRẺ PHÒNG BỆNH

immukid-new

Các bình luận

Bình Luận

To Top