Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

Những phương pháp giúp trẻ giảm tình trạng ngạt mũi

Ở Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với những cơn gió, đợt lạnh bất chợt dễ khiến trẻ hay bị ngạt mũi. Những cơn hắt hơi, sổ mũi bất chợt chưa hẳn đã làm trẻ bị ốm nặng, nhưng lại vô tình gây ra các mầm bệnh, khiến trẻ hay ốm vặt. Vào thời điểm này, bạn có thể giúp trẻ đỡ ngạt mũi bằng một số phương pháp không phải là thuốc để giúp trẻ dễ chịu hơn khi thở.

nhung-phuong-phap-giup-tre-giam-tinh-trang-ngat-mui-1

 

Xông hơi hoặc chườm nóng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ hay bị ngạt mũi là do thời tiết chuyển lạnh hay có những cơn gió lạnh đột ngột. Do đó, để hạn chế và khắc phục tình trạng này, bạn có thể xông hơi hoặc chườm nóng bên tai của trẻ. Cách xông hơi có thể áp dụng đối với các bé lớn trên 3 tuổi. Đối với các em nhỏ, bạn có thể lấy khăn ấm và đặt ở hai bên tai, sống mũi, để giúp cho huyết quản giãn nở, từ đó giúp bé dễ thở hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ em hay bị ngạt mũi. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch khoang mũi, giúp cho các vi khuẩn và đờm trong khoang mũi được chảy ra ngoài. Hiện nay nước muối sinh lý được sản xuất cả cho trẻ em, nên bạn hoàn toàn yên tâm. Việc sử dụng nước muối có thể giúp bé phòng tránh bệnh đường hô hấp trẻ em.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trong một số trường hợp, trẻ bị ngạt mũi tức thời, tức là chỉ ngạt mũi trong điều kiện thời tiết lạnh. Nếu như trẻ có sức đề kháng tốt, thì khi cơ thể của trẻ được giữ ấm và được chăm sóc bằng biện pháp cơ bản, thì trẻ có thể khỏe mạnh lại. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng Immukid – một trong những thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc cung cấp các vitamin, các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Thông qua việc nâng cao sức khỏe của trẻ, bạn đã giúp trẻ chống lại các bệnh vặt hay gặp ở trẻ em rồi đó.

nhung-phuong-phap-giup-tre-giam-tinh-trang-ngat-mui-2

Kê gối khi ngủ

Bạn có thể nâng gối cao lên một chút so với bình thường để giúp trẻ dễ thở hơn trong thời gian trẻ bị ngạt mũi. Bạn nên chủ ý là đừng đưa cổ cao quá so với hướng nằm bình thường, vì việc này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và tư thế của trẻ khi lớn lên.

Đừng quá lo lắng khi trẻ bị ngạt mũi. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể tự khỏi trước khi có sự can thiệp của bác sĩ và thuốc. Hãy thử áp dụng một số điều trên trước nhé.

Nguồn: Tổng hợp Internet

immukid-tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre

Các bình luận

Bình Luận

To Top