Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho bé như thế nào?

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ là điều cha mẹ cần đặc biệt chú trọng mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, giai đoạn chuyển giữa mùa nóng và lạnh và ngược lại, đặc biệt là nắng nóng oi bức của mùa hè làm cho nhiều loại bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đáng lo ngại nhất là trẻ em; Bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng của trẻ chưa cao. Bệnh đường hô hấp ở trẻ đang dần có xu hướng gia tăng.

viem-duong-ho-hap-o-tre-3

Nguyên nhân viêm đường hô hấp cấp tính do virus thường chiếm tỷ lệ cao. Đặc điểm của viêm đường hô hấp cấp tính do virut thường khởi phát rất rầm rộ như sốt cao, trẻ vật vã, có thể có rối loạn tiêu ho. Hơn nữa viêm đường hô hấp cấp tính do virut dễ gây biến chứng nguy hiểm, nếu không có phương án điều trị kịp thời dễ để lại những biết chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ sau này.

Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính còn liên quan đến thời tiết, đặc biệt là thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng nóng kéo dài. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tình trạng sức khỏe của trẻ như trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng làm trẻ dễ bị mắc bệnh.

benh-ho-hap-o-tre-2

Thời tiết thay đổi – Trẻ rất dễ mác bệnh đường hô hấp

Làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ?

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ ra ngoài khi trời nắng, nhất là lúc nắng gay gắt.

Đối với trẻ lớn, không cho trẻ chơi hoặc không cho trẻ đá bóng ngoài trời lúc còn nắng nóng. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch vượt quá xa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (ngay cả trẻ lớn) và cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn kem hoặc uống nước có đá. Khi nghi trẻ bị sốt cần cặp nhiệt độ cho trẻ, không nên dùng tay của người lớn sờ vào trán của trẻ rồi dự đoán trẻ sốt hay không. Tốt nhất là cặp nhiệt độ ở khoé miệng của trẻ (cần cẩn thận không để trẻ làm vỡ cặp nhiệt độ rất nguy hiểm vì có thủy ngân là một chất rất độc hại) hoặc cặp nhiệt ở hậu môn. Hiện nay cố một số loại nhiệt kế điện tử rất phù hợp với trẻ, cho kết quả nhanh, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn dòng sản phẩm này cho gia đình.

Xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp?

Khi nhiệt độ vượt quá 37,5 độ C cần làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch orezol, tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp.

Nếu thấy nhiệt độ của trẻ không thuyên giảm nhưng chưa thể đưa trẻ đi khám bệnh ngay được thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol theo liều dùng trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần. Tốt nhất là dùng thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.

Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ, nếu nhiệt độ vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên; trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều thậm chí có khó thở, môi tím tái và có thể có rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy thì nguy cơ trẻ có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt và không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.

Làm gì để trẻ tăng cường sức đề kháng – phòng tránh tái phát?

1. Súc miệng nước muối loãng: Nếu bé nhà bạn khoảng 1-3 tuổi, bạn có thể pha nước muối loãng, lấy khăn xô nhúng vào nước rồi lau răng, kẽ răng, lưỡi, lợi cho bé. Nếu bé khoảng 3-5 tuổi, bạn có thể pha nước muối loãng cho bé súc miệng để diệt khuẩn, virut gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng….vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi ngủ.

2. Uống nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô rát.

3. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng rất lạnh và vẫn còn độc, có thể thổi vào người bé khiến bé bị ho, viêm họng.

4. Mặc ấm cho bé vào buổi sáng và tối, cần thiết có thể quàng khăn mỏng cho bé.

5. Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm cá, thịt và đặc biệt không thể thiếu sữa mẹ. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước một ngày để bù nước.

6. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu có cho trẻ ra ngoài, bạn phải đội mũ kín mặt, kín đầu cho trẻ, mặc áo dài tay trùm cả người bằng chất liệu mát để nắng không chiếu được vào người trẻ. Bạn có thể cởi bớt áo chống nắng khi bé đã vào chỗ râm mát nhưng không cởi quá nhiều, tránh bé bị lạnh đột ngột.

7. Không cho quạt quay trực tiếp vào người, mặt trẻ cả ban ngày lẫn ban đêm.

8. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây viêm hong nhất.

9. Không nên cho trẻ đến những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

10. Tiêm phòng vacxin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

11. Bổ xung Thymomodulin cho bé với lượng 5ml/ngày giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng!

immukid-tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre

Nguồn: Sưu tầm từ internet

Các bình luận

Bình Luận

To Top