Bạn rất lo lắng khi thấy trẻ bị viêm đường hô hấp vì mỗi lần bệnh là con biếng ăn và suy dinh dưỡng. Nếu đọc được những thông tin trong bài viết này bạn sẽ không còn lo lắng nhiều thế nữa, bởi không chỉ con bạn mà rất nhiều trẻ trong giai đoạn tập đi bị mắc bệnh vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Để biết vì sao trẻ thường xuyên bị tái phái viêm đường hô hấp thì mời các mẹ đọc bài viết sau đây.
Cơ quan hô hấp gồm những gì
Lồng ngực, các cơ hô hấp, màng phổi, trung tâm hô hấp và hệ thần kinh phó, đường dẫn khí gồm có (đường hô hấp trên – mũi, miệng, hầu, thanh quản. Đường hô hấp dưới – khí quản, phế quản và các tiểu phế quản, phổi). Khi một trong các bộ phận của cơ quan hô hấp bị tác động của siêu vi (virus) hay vi trùng như Hemophilus Influenza type B; Streptococus Pneumonia; taphylococus, E.Coli xâm nhập vào cơ thể, khi đó trẻ sẽ bị bệnh.
Tại sao trẻ em lại hay mắc các bệnh đường hô hấp?
Con bạn thường xuyên nắc các bệnh về đường hô hấp cũng như viêm đường hô hấp, xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Sự tác động của các yếu tố môi trường như các loại vi trùng.
Khi đứa trẻ bước vào tháng thứ 6 sau khi sinh, các chất chống lại những tác vi khuẩn và vi trùng do mẹ truyền sang đã hết vì thế trẻ không còn đủ các chất chống đỡ nên dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.
Đường hô hấp ở trẻ còn khá nhỏ, không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh dễ dàng đi vào đường hô hấp và gây bệnh.
Cách phát hiện bệnh nhiễm trùng đường hô hấp?
Sau đây là những triệu chứng khi bé bị viêm đường hô hấp, các mẹ có thể dựa vào đây để nhận biết và giúp con điều trị kịp thời.
Sốt nhẹ kéo dài, nếu không sớm phát hiện và điều trị thì trẻ sẽ bị sốt cao đến 40 độ và kèm theo co giật.
Ho, có thể ho khan có đờm, ho từng cơn hoặc liên tục.
Chảy nước mũi, khò khè, khó thở, tím tái ở môi và các đầu chi.
Rối loạn tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn và tiêu chảy.
Ngủ li bì hoặc mê sảng.
Khi thấy vài dấu hiệu bất thường trên như sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh, bỏ ăn, tiêu chảy thì phụ huynh phải mang trẻ đến ngay bệnh viện. Nếu đoạn đường di chuyển đến bệnh viện gặp khó khăn thì bạn đưa trẻ vào trạm y tế hoặc bác sĩ gần đó để có cách hạ sốt kịp thời.
Chăm sóc trẻ như thế nào?
Bố mẹ thường nghĩ, khi trẻ bị bệnh thì cần kiêng cữ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai, khi ốm trẻ cần nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường sức kháng để nhanh khỏe, vì thế bạn nên cho con ăn uống bình thường. Tuy nhiên bạn cần chú ý nhiều hơn, lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị ói vì thế bạn nên chia nhỏ bữa ăn, thức ăn dễ tiêu để giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu dưỡng chất.
Vệ sinh mũi họng bằng cách dùng nước muối diệt khuẩn, lau sạch nước mũi, đánh răng và súc miệng sau khi ăn.
Cơ thể bị mất nước rất nhiều khi trẻ bị sốt hay tiêu chảy, vì thế bạn cần bổ sung đủ nước cho con và lau mát thường xuyên. Đặc biệt là giữ thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Sự thay đổi của thời tiết có thể khiến cơ thể của trẻ bị nhiễm lạnh đột ngột và mắc bệnh về đường hô hấp. Vì vậy tùy vào thời tiết mà bạn có cách chăm sóc phù hợp với trẻ. Khi trời lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt là về đêm. Khi trời nóng, hạn chế ra mồ hôi ở trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, lau khô mồ hôi thường xuyên, tránh để gió quạt máy thổi thẳng vào mặt trẻ và khi dùng máy lạnh, không nên để nhiệt độ quá lạnh.
Phơi nắng đúng cách.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân của bé.
Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Các bạn xem thêm về thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ em
Với những thông tin trên đã giải đáp được một phần nào thắc mắc của nhiều phụ huynh, tại sao trẻ thường xuyên bị viêm đường hô hấp. Hầu hết các trẻ đều sẽ trải qua một giai đoạn như thế vì thế các mẹ không cần phải qua lo lắng. Điều quan trọng là luôn bảo vệ con khỏi tác nhân gây bệnh và nếu có bệnh thì mang con đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Chúc các bé luôn khỏe để mẹ không phải lo lắng và an tâm làm việc nhé.