Trong lúc thời tiết giao mùa, đặc biệt là không khí lạnh, bé hay bị ngạt mũi. Ở người lớn có sức đề kháng ổn định và tốt, việc này dường như khá bình thường, vì chỉ sau 1 2 ngày tĩnh dưỡng, chúng ta sẽ ổn định lại cơ thể và vượt qua được chứng ngạt mũi. Nhưng đối với trẻ em, câu chuyện này có thể diễn ra theo một hướng khác hoàn toàn.
Trẻ bị ngạt mũi mắc bệnh gì?
Đôi khi, chỉ cơn dị ứng với không khí, thời tiết đã có thể làm cho trẻ bị nghẹt mũi rồi. Trên một góc độ khác bé hay bị ngạt mũi là một trong những dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Những cơn nghẹt mũi của cảm cúm thường đi kèm với chảy nước mũi, sốt cao tuỳ vào thể trạng của trẻ.
Trẻ em hay bị ngạt mũi có thể còn là triệu chứng của trẻ bị viêm mũi do vi khuẩn trong không khí gây ra hoặc do lây nhiễm từ những người xung quanh.
Ngạt mũi cũng có thể khiến bé bị viêm họng do khi bé không thở được đã phải mở miệng để cung cấp đủ oxi, khiến cho cổ họng bị khô rát, dẫn đến viêm họng. Như chúng ta đã biết, các bệnh về tai mũi họng thường đi liền với nhau. Do đó, chỉ cần một trong ba cơ quan này bị viêm nhiễm, suy yếu, thì các cơ quan kia sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tránh cho trẻ bị ngạt mũi
Điều đầu tiên là cần chủ động dùng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua việc cung cấp vitamine, vi chất và các khoáng chất qua thực phẩm, hoa quả hay thuốc hỗ trợ như Immukid – một trong những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nhanh và đầy đủ, an toàn cho trẻ. Immukid có hai loại có thể sử dụng cả cho trẻ trên ba tuổi và trẻ dưới ba tuổi. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng mình đã tham khảo ý kiến của dược sỹ và đọc kỹ hướng dẫn của đơn vị sản xuất trước khi sử dụng sản phẩm.
Tiếp đến, hay giữ gìn môi trường sống xung quanh của trẻ sạch sẽ. Chỉ những hành động nhỏ như quét dọn nhà thường xuyên, hút ẩm, diệt ẩm, thay quần áo cho bé hàng ngày, là bạn đã giúp bé hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn một cách đáng kể. Đó là chưa kể đến việc chính gia đình bạn cũng sống trong một môi trường thoải mái và dễ chịu hơn biết bao nhiêu nhờ việc dọn dẹp nhà cửa.
Cuối cùng, hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đúng thời gian, định kỳ để hạn chế những căn bệnh vặt khó thể biến chứng thành các loại bệnh nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và thậm chí là tính mạng.
Nguồn: Tổng hợp Internet