Chưa kể tới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam tạo điều kiện “thuận lợi” cho các căn bệnh về tai mũi họng phát triển, chỉ tính đến mỗi chất lượng không khí ở Việt Nam thôi đã đủ khiến chúng ta phải “đau đầu” khi phải ra đường rồi. Và tất nhiên, khi bản thân những người trưởng thành vẫn bị các bệnh về đường hô hấp, thì không khó hiểu khi trẻ em bị viêm mũi một cách tương đối dễ dàng. Không thể thay đổi ngoại cảnh, điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là tìm hiểu đầy đủ về bệnh và giúp trẻ phòng bệnh một cách tối đa.
Trong số các bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm mũi là một trong những bệnh hay gặp nhất. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu về bệnh này trước nhé!
Bệnh viêm mũi là gì?
Bệnh viêm mũi có nhiều triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường, nhưng chúng không qua nhanh như bệnh cảm cúm. Như vậy, triệu chứng của bệnh viêm mũi cũng gần giống như cảm cúm : chảy nước mũi, nghẹt thở, ngứa mũi, hắt hơi. Đặc biệt đối với bệnh viêm mũi dị ứng, khi gặp điều kiện thích hợp, trẻ nhỏ bị viêm mũi trở lại ngay lập tức mà không cần báo trước.
Các yếu tố có thể gây viêm mũi dị ứng
Trẻ em bị viêm mũi có thể dị ứng với các yếu tố ngoại cảnh như khói thuốc lá, sương khói, bụi, không khí lạnh, một số trường hợp đặc biệt thì là phấn hoa, sương mù. Các tác nhân dị ứng khiến cho mũi sinh ra các chất nhầy, làm cho mũi của trẻ hay bị viêm mũi trở nên khó chịu, và bắt đầu các cơn hắt hơi, nghẹt mũi.
Các yếu tố dị ứng này hầu như có xung quanh chúng ta và việc phải tiếp xúc với chúng là không thể tránh khỏi. Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này, chúng ta cũng cần phải tăng cường sức đề kháng của bản thân để các triệu chứng viêm mũi qua nhanh.
Phòng tránh bệnh viêm mũi cho trẻ
Để phòng tránh bệnh viêm mũi cho trẻ, trước hết cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với những thực phẩm thiết yếu. Điều này là cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ. Bạn có thể sử dụng kết hợp Immukid – một trong những loại thuốc giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng để hạn chế trẻ bị viêm mũi. Mặt khác, hãy giữ cho không gian sinh hoạt xung quanh được sạch sẽ gọn gàng. Khi sức đề kháng của trẻ em chưa hoàn thiện, thì việc phải tiếp xúc nhiều với tác nhân ngoại cảnh tiêu cực sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh nhiều hơn tăng sức đề kháng. Hãy để trẻ từ từ tiếp cận với môi trường bên ngoài.
Nguồn: Tổng hợp Internet