Nghẹt mũi thông thường tưởng chừng như một bệnh lý đơn giản và phổ biến ở trẻ em. Thế nhưng chứng bệnh này lại có khả năng gây ra một số bệnh mãn tính về sau cho trẻ nếu như cha mẹ không có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nguyên nhân do đâu bé lại thường xuyên ngạt mũi, các mẹ không nên bỏ qua thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao trẻ lại bị ngạt mũi?
Hốc mũi của chúng ta được cấu tạo gồm 2 khoang mũi, được ngăn cách nhau bởi vách ngăn mũi. Đây là cánh cổng đi vào hệ hô hấp, qua cánh cổng này không khí sẽ được lọc sạch phần lớp bụi bẩn, làm ấm và ẩm trước khi được đẩy xuống bên dưới. Khi có các tác nhân gây bất lợi tác động vào mũi thì các trường hợp sau có thể xảy ra dẫn tới ngạt mũi:
– Sưng phù nền vùng niêm mạc mũi, đặc biệt là các cuốn mũi. Hiện tượng này do vi khuẩn virus gây ra hoặc do ảnh hưởng của thuốc, hóa chất,… Niêm mạc sưng nề khiến mũi bị bít tắc, gây cản trở dịch mũi tiết ra, dẫn tới ngạt mũi.
– Các tuyến tiết nhầy tiết ra quá nhiều dịch khi bị viêm hay dị ứng khiến cho dịch không thể thoát ra hết dẫn tới ứ đọng cũng gây ngạt mũi. Thông thường trường hợp này sẽ đi kèm với sổ mũi.
2. Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ
Viêm đường hô hấp ở trẻ như: cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo…Thông thường với cảm cúm, cảm lạnh hay những nhiễm khuẩn cấp tính sẽ gây ra nghẹt mũi trong một khoảng thời gian ngắn. trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, các mẹ nên cho bé đi khám và điều trị để tránh biến chứng thành xoang mãn tính hay viêm mũi teo, viêm mũi dị ứng.
Bé bi nhiễm lãnh dẫn tới cảm sốt.
Trẻ chơi đùa với các hạt nhỏ hoặc đồ chơi dễ đưa vào hốc mũi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ngạt mũi ở trẻ. Nếu như cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.
Nguyên nhân ngạt mũi dị tật cấu trúc mũi của trẻ bẩm sinh: khối u, vẹo vách ngăn mũi hay mảnh xương bít tắc cửa mũi phía sau, khiến trẻ thường xuyên tiết dịch mũi, khó thở, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ứ đọng dịch mũi lâu ngày gây ra viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm thanh quản ở trẻ,…
Trẻ bị chấn thương vùng mặt, mũi cũng có thể gây ra tụ máu trong mũi, sưng phù nề niêm mạc dẫn tới ngạt mũi. Trầm trọng hơn khi cục máu đông trong mũi không được loại bỏ gây cản trở hô hấp.
Sống trong môi trường sống bị ô nhiễm nhiều khí thải độc hại, khói bụi cũng sẽ khiến mũi của bé phải làm việc nhiều hơn để lọc khí, khi những chất bụi bận nảy bị tắc lại trong mũi nhiều sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương đồng thời gây hại trực tiếp cho các bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân bé bị ngạt mũi tiếp theo đó là các mẹ thường xuyên để bé ở trong phòng điều hòa khiến mũi bị khô, các tuyến tiết nhầy không hoạt động hiệu quả khiến giảm khả năng bảo vệ niêm mạc mũi.
Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào mùa lạnh khô, cũng là nguyên nhân dẫn ới trẻ bị nghẹt mũi, gia tăng các bệnh về đường hô hấp.
Trẻ thường xuyên cho tay vào mũi, ngoáy mũi làm tổn thương mũi, đồng thời đây cũng là con đường đưa dẫn vi khuẩn từ bên ngoài vào dẫn tới viêm mũi.
Sức đề kháng của bé suy giảm cũng là một nguyên nhân thường gặp của bệnh ngạt mũi ở trẻ.
Để giúp hỗ trợ sức khỏe của bé, các mẹ cần hết sức lưu ý những nguyên nhân gây bệnh trên. Đồng thời tìm hiểu những thông tin về cách hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ để bé có một hệ miễn dịch hoàn hảo. Thực phẩm chức năng IMMUKID PLUS phối hợp hoạt chất tăng cường miễn dịch Thymomodulin với các Vitamin, Taurine, Inulin và khoáng chất giúp kích thích ăn ngon, tăng sức đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh. Sản phẩm đặc chế dành riêng cho trẻ trên 3 tuổi, biếng ăn, sức đề kháng kém hay mắc bệnh viêm đường hô hấp, hay ốm vặt, không tăng cân.
Nguồn: Ds Thu Hiền Tổng hợp