Bất kỳ bệnh nào xảy ra ở trẻ nhỏ đều làm bé khóc đêm và kém bú, bệnh viêm họng cũng thế. Đây là bệnh thông thường nhưng cũng thường xuyên xuất hiện ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà. Dù vậy, cha mẹ cũng cần phải theo dõi liên tục, vì diễn biến của bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ diễn ra rất nhanh. Vậy, cha mẹ nhận biết trẻ bị bệnh thông qua những triệu chứng nào vá cách phòng trị ra sao?
Xem thêm bài viết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Các dấu hiệu viêm họng trẻ
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt ở mức độ nghiêm trọng là 38 độ C hay trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt trên 39 độ.
- Trẻ bị đau ở khoang miệng một cách bất thường. Cổ học sưng ( tấy ) đỏ và không mở được miệng to, kém bú kém ăn, quấy khóc liên tục.
- Bé sẽ có các biểu hiện như khó thở, sốt cao và chảy nước dãi liên tục. Trường hợp này tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm không trì hoãn.
- Bệnh viêm họng ở trẻ em sẽ tự khỏi trong vài ngày nếu hệ miễn dịch của trẻ có thể “chiến đấu” được. Nếu cha mẹ cho bé uống thuốc kháng sinh, bé có thể khỏi rất nhanh tuy nhiên như vậy sẽ không tạo điều kiện để hệ miễn dịch ở trẻ phát triển. Ở trường hợp này bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Làm thế nào để giảm bớt đau họng cho trẻ
- Không nên đặt bé nằm ở nơi có gió mạnh, luồng trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của trẻ là 24-26 độ C.
- Vệ sinh điều hòa ngay loại khỏi vi khuẩn có hại. Khi không dùng điều hòa, nên mở của phòng để phòng được thoáng khí
- Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì có thể cho trẻ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé), mật ong hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau.
- Phòng tránh bệnh viêm họng trẻ em
Cha mẹ có biết, nguyên nhân chính gây ra viêm họng ở trẻ nhỏ đến từ virus và vi khuẩn. Vì vậy, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là bàn tay. Đồng thời vệ sinh tay không chỉ cho trẻ mà ngay cả người lớn, để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn qua trẻ trong quá trình chăm sóc. Tránh dùng chung dụng cụ nấu ăn, chén dĩa, khăn với trẻ.
Không để trẻ tiếp xúc với luồng gió quá mạnh. Khi ngủ nên cho quạt để bên ngoài màn thổi vào để cản bớt gió.
Giữ ấm cho trẻ về đêm. Không được để trẻ bị lạnh và cũng không được để trẻ bị nóng quá. Nếu nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, nếu bố mẹ chăm sóc bằng các cho trẻ mặc quần áo dài, đắp chăn dày, mồ hôi sẽ không thể thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bố mẹ chú ý các thời điểm đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm hoặc từ trong nhà đi ra ngoài.
Không tắm ngay sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến viêm họng hoặc mắc các chứng cảm lạnh
Trước khi đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn. Sau khi bé đánh răng, bố mẹ nên cho bé súc miệng với nước muốn ấm pha muối.
Hạn chế dùng đá lạnh, ăn kem và uống nước lạnh
Với những thông tin trên hy vọng các bậc cha mẹ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ. Có thể bệnh viêm họng không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.