Hỗ trợ trực tuyến

Select Your Style

Choose your layout

Color scheme

Viêm phế quản phổi ở trẻ em nhỏ và những bệnh lý thường gặp nhất

Chắc hẳn viêm phế quản ở trẻ em hay viêm phổi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những bệnh lý không còn xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Bất kì gia đình nào có con nhỏ hoặc đã từng nuôi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì đã khá là thấu hiểu nỗi vất vả mỗi khi trẻ bị bệnh lý về viêm đường hô hấp.

viem-phe-quan-o-tre

Viêm phế quản ở trẻ em, viêm phổi thường xảy ra khi nào

Đây là một bệnh lý có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em 2 tuổi, trẻ em ở mọi lứa tuổi khi sức đề kháng ở trẻ bị giảm và thường là xuất hiện vào mùa lạnh hoặc ở những nơi quanh năm thời tiết mát mẻ, lạnh xuất hiện vào sáng sớm hoặc tối như: Đà Lạt, Sa pa… Ngay cả khi thời tiết không quá lạnh, cũng không thất thường thì Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh hay viêm phổi ở trẻ em cũng dễ dàng phát thành bệnh nếu như trẻ em có ủ sẵn mầm bệnh trong cơ thể. Vì sao lại như vậy?

viem-phe-quan-o-tre

Đó là bởi vì nếu như nơi ở, nơi sinh sống thường xuyên ẩm thấp, là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Cộng với việc, tại môi trường sống có những bệnh nhân hay những em bé khác cũng bị mắc bệnh lý này thì khả năng lây lan bệnh tật là rất cao. Nhất là khi hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn rất non nớt và chưa đi vào hoàn thiện. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, cha mẹ cần tạo những điều kiện tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho các bé nhằm tránh bệnh lý viêm phế quản ở trẻ em. Đặc biệt là các bé mới chào đời khi mà cơ thể còn đang rất mỏng manh và cần có sự che chở tuyệt đối.

==> Đọc thêm  Viêm phổi ở trẻ em và những điều cần biết

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em

Bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt, các mẹ đặc biệt nên chú ý khi thấy con có các biểu hiện như: Ho nhiều, bỏ bú, con quấy khóc vì khó thở, nôn ói, chán ăn…

Các biểu hiện của bé bị viêm phế quản

Giai đoạn 1: Đây là thời điểm bệnh bắt đầu khởi phát trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, xổ mũi có thể dẫn tới tình trạng ngạt mũi

Giai đoạn 2: Giai đoạn bệnh phát triển, bé có biểu hiện sốt nặng hơn, có các biểu hiện khò khè ở cổ hoặc có thể thở bằng miệng, da dẻ xanh xao, tím tái, xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bệnh nguy hiểm, bé có biểu hiện sốt cao từ 38 độ trở lên, da khô, môi và các đầu ngon tay ngón chân tím tái, đổ mồ hôi, bỏ ăn, khó thở, bé ho các cơn kéo dài có thể kèm theo có đờm, bé thở khò khè, thờ bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy, người mệt mỏi li bì, hôn mê và có những cơn co giật, tim đập mạnh…

Cách điều trị bệnh viêm phế quản viêm phổi ở trẻ em

Ngay sau khi trẻ có các biểu hiện trên, điều đầu tiên các mẹ nên giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng cổ họng, cho trẻ uống nhiều nước ấm điều này giúp cho bé tránh bị tắc sung huyết, đồng thời làm sạch đờm ở phế quản giúp bé đỡ đau rát và dễ thở hơn. Nếu trẻ ho thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì phản xạ ho sẽ giúp bé đẩy đờm ra bên ngoài làm sạch họng và cuống phổi. Nếu thấy tình trạng trẻ bị viêm phế quản không có dấu hiệu đỡ bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có thể trị liệu tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp Internet.

Mong rằng qua bài viết trên, các bạn có thể nắm được những đặc điểm của bệnh viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ cũng như những bệnh đường hô hấp khác để có cách đề phòng và chữa trị hiệu quả nhất!

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thông tin sản phẩm của Immukid

immukid-plus

Các bình luận

Bình Luận

To Top