Bệnh đường hô hấp ở trẻ bao gồm các bệnh lý nhỏ như viêm mũi – viêm xoang mũi, viêm họng, viêm amidan, thông thường sẽ nhanh khỏi và không có gì quá nghiêm trọng. Nhưng nếu ổ vi khuẩn sau đợt viêm đường hô hấp trên ở trẻ lại lan xuống đường hô hấp dưới như thanh quản, phế quản, phổi thì bệnh sẽ trở lên nặng và khó lường hơn. Trong đó, nặng nhất phải kể đến biến chứng viêm tai giữa, căn bệnh nhiễm trùng gây đau đớn nhất cho trẻ.
>>> Đọc thêm: Trẻ Bị Viêm Đường Hô Hấp – Những Điều Cần Biết
Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ?
Viêm tai giữa cấp tính bị ở trẻ bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có ảnh hưởng đến khu tai giữa – không gian phía sau màng nhĩ chứa không khí, bao gồm những rung xương nhỏ của tai. Viêm tai giữa sẽ rất đau bởi sự nhiễm khuẩn và tụ dịch trong tai giữa.
Nguyên nhân như đã nói, thường gặp nhất là kết quả của một đợt ốm do viêm đường hô hấp trên ở trẻ kéo dài dẫn tới vi khuẩn, virus lan sang các bộ phận khác. Nên nhớ rằng đường hô hấp là một nhóm các cơ quan rộng lớn và thông nhau bao gồm hệ thống tai – mũi – họng vì thế việc bị nhiễm khuẩn tại bộ phận này sẽ rất dễ dàng lan sang các nơi khác. Nếu hệ thống miễn dịch của bé chưa hồi phục kịp sau lần ốm trước sẽ rất dễ dàng cho vi khuẩn tiếp tục tấn công cơ thể bé với những chứng bệnh còn nguy hiểm hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị viêm tai giữa?
Có thể nhiều bậc phụ huynh sẽ phải rùng mình khi biết được những triệu chứng mà bé mắc phải viêm tai giữa phải chịu như sau:
– Bé bị đau tai, đặc biệt lúc nằm xuống, không nhạy bén với âm thanh như bình thường.
– Tai bé có chảy dịch
– Bé khóc quấy hơn bình thường vì khó chịu
– Ngoài ra, có thể bị sốt 38.5 – 39 độ
Những biến chứng mà bé có thể gặp phải?
Tuy vậy, nhìn chung thì viêm tai giữa (cấp tính) sẽ không gây ra các biến chứng lâu dài. Nhiễm trùng mãn tính mới gây ra một số biến chứng như sau:
– Khiếm thính: Nhiễm trùng dai dẳng và liên tục có mủ trong tai giữa có thể dẫn đến việc mất thính giác. Giả sử có tổn thương nặng đến màng nhĩ hoặc cấu trúc tai giữa khác, bé có thể vĩnh viễn mất thính lực.
– Nhiễm trùng lây lan: Nếu không điều trị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn mà không điều trị tốt nhiễm trùng sẽ lây sang các mô lân cận, dẫn tới hình thành các u nang chứa dịch mủ và làm tổn hại đến xương tai trong cũng như các ống tai.
Làm thế nào để giúp trẻ tránh gặp những biến chứng nguy hiểm do viêm đường hô hấp trên?
Để ngăn chặn biến chứng do viêm đường hô hấp trên ở trẻ, hãy chú ý từ việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ từ đầu: viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh và các bệnh khác.
– Tránh khói thuốc, bụi bẩn và không khí ô nhiễm
– Cần chú ý phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ cẩn thận, chứng bệnh nguy hiểm viêm tai giữa sẽ không thể làm bé bị đau đớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé
Ngoài ra, để giúp trẻ phòng chống tốt hơn với các triệu chứng bệnh thường gặp này thì việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Nguồn: Sưu tầm từ internet.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm sản phẩm của Immukid Plus dành cho trẻ trên 3 tuổi: